Giỏ hàng

Tại sao uống cà phê bị khó thở?

Mặc dù là đồ uống thông dụng và có lợi cho sức khỏe, một số người uống cà phê không đúng cách sẽ gặp phải trường hợp say cà phê. Trong bài viết này, Lareen Coffee sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý khi uống cà phê bị khó thở. Hãy đón đọc để cập nhật thêm những kiến thức hữu ích về cà phê.

Tại sao uống cà phê bị khó thở?

Khi tiếp nhận một lượng cà phê quá mức, cơ thể bạn có thể không xuất hiện ngay các triệu chứng, nhưng sau đó đối với một số trường hợp, bạn sẽ bị chóng mặt, tiêu chảy, cảm thấy khát nước, mất ngủ liên tục, đau đầu, sốt và cáu kỉnh. Ngoài ra, một số triệu chứng nghiêm trọng khác bạn có thể gặp phải như khó thở, buồn nôn hoặc ảo giác, giảm trí nhớ, tức ngực, tim đập nhanh, không cử động được kèm theo co giật.

Khó thở là một dấu hiệu của việc bạn bị say cà phê

Không chỉ vậy, cà phê có thể làm cho chứng ợ nóng và các triệu chứng GERD trở nên tồi tệ hơn. Caffeine có thể làm giãn cơ vòng ở đầu dưới của ống thực quản, gây trào ngược axit.
Những triệu chứng này xảy ra do caffeine có vai trò kích thích giải phóng epinephrine và norepinephrine ở tuyến thượng thận. Các hormone này sẽ càng kích thích hoạt động của các tế bào và tăng tốc độ các phản ứng xảy ra trong cơ thể. Khi uống quá nhiều cà phê, do tuyến thượng thận tăng sản xuất hormone, tim sẽ đập nhanh hơn khiến người uống cà phê xuất hiện trạng thái run và thiếu tự chủ.

Xử lý thế nào khi uống cà phê bị khó thở

Các triệu chứng do nhạy cảm với caffeine thường sẽ biến mất nếu người đó ngừng uống cà phê hoặc thực phẩm hoặc đồ uống có chứa caffeine. Những người nhạy cảm với cà phê có thể bị rối loạn tiêu hóa hoặc các triệu chứng liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác.

Hãy uống nhiều nước để giúp cơ thể đào thải cafein nhanh hơn bạn nhé

Nếu tình trạng khó thở của bạn khá nặng, bạn có thể chọn cách uống nhiều nước lọc vì cafein thẩm thấu vào máu rất nhanh nhưng lại dễ tan trong nước và đào thải qua nước tiểu. Vì vậy, uống nhiều nước sẽ giúp làm loãng và đào thải chất này ra ngoài nhanh chóng.

Những đối tượng không nên uống cà phê

Tình trạng uống cà phê bị khó thở thường xuất phát từ nguyên nhân chính là cơ thể bạn không phù hợp đối với việc hấp thụ cà phê. Dưới đây Lareen Coffee sẽ điểm tên một số đối tượng không nên uống cà phê nhé:

  • Đối với những người không quen uống cà phê hoặc dù thường xuyên uống nhưng có quá nhiều caffein thì tim có thể đập nhanh hơn và làm tăng huyết áp, nhất là đối với những người hút thuốc.
  • Những người đã từng bị viêm loét dạ dày sẽ dễ bị buồn nôn, thậm chí đầy bụng, ợ chua khi uống cà phê lúc đói vì cà phê làm tiết dịch vị. Người bị rối loạn tâm thần tuyệt đối nên tránh xa cà phê để tránh nhiều phản ứng khó lường.
  • Phụ nữ mang thai không nên uống nhiều cà phê vì nồng độ cao có thể gây sẩy thai hoặc sinh non, do caffeine được hấp thụ qua nhau thai. Từ đó chất độc sẽ truyền sang trẻ gây ức chế khiến trẻ say xỉn, đau đầu, ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ.

Bà bầu là một đối tượng không nên hoặc hạn chế uống cà phê để tránh ảnh hưởng tới thai kỳ

  • Phụ nữ mãn kinh cũng nên hạn chế uống cà phê vì nó có xu hướng làm tăng nguy cơ loãng xương. Uống quá nhiều cà phê có thể gây ra nhịp tim nhanh, tăng đi tiểu, buồn nôn, nôn mửa, khó chịu, lo lắng, bồn chồn, run và khó ngủ.
  • Cà phê có thể gây ra đánh trống ngực hoặc thậm chí loạn nhịp tim ở những người bị cường giáp hoặc rối loạn hệ thần kinh giao cảm, chẳng hạn như trong thời kỳ mãn kinh, mặc dù tác dụng chỉ là tạm thời, ngắn hạn và không đủ sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về tim mạch.

Mặc dù là loại đồ uống có nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng cà phê có thể gây nên những triệu chứng có hại nếu không được sử dụng đúng cách. Hãy đảm bảo bản thân và những người xung quanh uống cà phê đúng cách để đảm bảo sức khỏe nhé!

Danh mục tin tức

Từ khóa