Đà Lạt là vùng đất có cây cà phê Arabica chất lượng cao nhất Việt Nam
Đà Lạt “thiên đường” của cà phê Arabica
Khi nhắc đến những vùng đất trồng cà phê ở nước ta, người ta thường nghĩ ngay đến Tây Nguyên hay còn gọi là Cao nguyên trung phần, nơi may mắn được tạo hóa ban cho diện tích đất đỏ bazan trù phú.
Cà phê Arabica được trồng ở thành phố Đà Lạt được đánh giá là có giá trị cao nhất Việt Nam. Thậm chí, hương vị sánh ngang với cà phê ngon nhất thế giới là Arabica Bourbon (Moka).
Loại cà phê này chỉ cho chất lượng tốt khi được trồng ở độ cao trên 1000m so với mặt nước biển
Đà Lạt được coi là “thiên đường” cà phê Arabica nhờ những “chỉ số vàng” như : độ cao 1.500 m so với mặt nước biển, khí hậu ôn đới mát quanh năm, nhiệt độ cực đại trong năm không vượt quá 33 độ, nhiệt độ cực tiểu 5 độ.
Cà phê Arabica (cà phê chè) Đà Lạt, Lâm Đồng mới đây đã được “ông lớn” Starbucks (Mỹ) công nhận là một trong bảy loại cà phê ngon nhất thế giới và được bày bán tại 21.000 cửa hàng trên toàn cầu. Tuy nhiên, điều nghịch lý là diện tích loại cà phê nổi tiếng này ở Đà Lạt ngày càng teo tóp và có nguy cơ biến mất.
Ngay sau khi có thông tin tập đoàn Starbucks đưa cà phê Đà Lạt vào hệ thống, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành kế hoạch phấn đấu đến năm 2020 địa phương sẽ có khoảng 30.000 ha cà phê Arabica.
Theo ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, địa phương đang nỗ lực triển khai nhiều biện pháp nhằm biến khu vực Nam Tây Nguyên trở thành một trong những vùng sản xuất cà phê Arabica ngon nhất thế giới.
“Xét về mọi mặt, Lâm Đồng là địa phương hội tụ đầy đủ yếu tố để có thể biến giấc mơ trên thành hiện thực. Cụ thể, tỉnh có diện tích cà phê lớn thứ hai cả nước, chỉ sau Đắk Lắk. Đặc biệt là địa phương sở hữu một vùng đất có cây cà phê Arabica chất lượng cao nhất Việt Nam” - ông S nhấn mạnh.
Sự sốt sắng của lãnh đạo chính quyền địa phương là điều dễ hiểu. Nhưng vẫn chưa có một giải pháp nào hiệu quả để phát triển cà phê Arabica, dù khó khăn trước mắt đã xuất hiện.
Để phát triển ngành hàng cà phê đặc sản, tham gia vào thị phần cà phê nhiều tiềm năng này trước mắt các doanh nghiệp, người nông dân trồng cà phê phải vào cuộc thay đổi tư duy sản xuất, chế biến, nâng cao chất lượng cà phê, tăng cường mời gọi, quảng bá cà phê và các sản phẩm cà phê, chúng ta phải khẳng định rằng Việt Nam không chỉ nhiều cà phê, có phê ngon mà còn có cà phê đặc sản.
Nâng cao chất lượng trong quy trình thu hái và chế biến thô bên cạnh việc đưa công nghiệp chế biến tạo ra các sản phẩm cà phê đạt tiêu chuẩn là các yếu tố quan trọng để giữ gìn,phát triển ngành cà phê nước ta.
Thay đổi văn hóa sử dụng cà phê chuyển sang sử dụng cà phê rang xay nguyên chất nhằm đảy mạnh năng lực tiêu thụ nội địa là vấn đề cần thiết nhất hiện nay của người dân Việt Nam.